• Đăng nhập
  • Đăng ký

Nghệ thuật quản lý nhân viên sếp nào cũng phải biết

18:09:3005/06/2017

Nghệ thuật quản lý nhân viên là để thu phục những nhân viên cấp dưới, khiến họ làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì lòng yêu thích và sự gắn bó với đồng nghiệp

Đã trở thành nhà quản lý, chắc chắn bạn muốn mình trở thành một người sếp giỏi – một nhà quản lý “siêu sao, tài ba,”được nhân viên nể phục và kính trọng. Điều đó thật không phải trong ngày một ngày hai mà bạn có thể làm được. Nó là cả một quá trình bạn cần nỗ lực không ngừng,tự tích lũy những kiến thức từ thực tế trong công việc và cách ứng xử với nhân viên .

Nghệ thuật quản lý nhân viên

Nghệ thuật quản lý nhân viên

Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới

 

  • Cần gần gũi và tôn trọng,lắng nghe ý kiến nhân viên

 

Đã là sếp, bạn không thể là một người bất lịch sự, kể cả khi giao việc cho cấp dưới. Hầu hết các nhân viên thông minh đều không thích bị “chỉ định” và sai bảo.Nhười quản lý phải đề cao kỹ năng cũng như bản thân của nhân viên có năng lực.

Người lãnh đạo thành công là những người biết lắng nghe, xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.Người quản trị  hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới, để tìm ra những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý

Nghệ thuật quản lý nhân viên

Người quản lý gần gũi với nhân viên

 

  • Gây dựng lòng tin

 

Tất cả những nhà quản lý xuất sắc luôn sẵn sàng gây dựng niềm tin với nhân viên cấp dưới. Họ làm điều đó bằng cách thể hiện sự xuất sắc của mình trong lĩnh vực hoạt động và xác định mục tiêu rõ ràng trong công việc. Câu châm ngôn "Điều bạn thấy là điều bạn đạt được" luôn đem lại sự tin tưởng cho nhân viên và được thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau.

 

  • Tạo động lực để nhân viên làm việc tốt nhất

 

Việc khích lệ tinh thần và tạo cơ hội để nhân viên thể hiện được hết khả năng của mình là vô cùng quan trọng! Nhà quản lý cần  thiết kế công việc thật thú vị với mục tiêu vừa đủ thách thức để tạo sự hứng khởi và hướng nhân viên của bạn đạt đến mục tiêu này. Bạn cũng đừng quên gắn liền công việc với thế mạnh và lĩnh vực đam mê của từng nhân viên.

 

 

  • Thể hiện sự trân trọng đối với nhân viên

 

Hãy nhớ rằng thành tích của bạn, nhà quản lý, được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Một nhà quản lý tốt, khi nhân viên đạt được kết quả cao trong công việc. Vậy bạn đừng quên thể hiện lòng trân trọng,biết ơn của mình đối với sự đóng góp nhiệt tình của nhân viên, một cái bắt tay thật chặt, một nụ cười động viên, một cái vỗ vai thân tình… còn là những hình thức động viên có giá trị hơn cả những phần thưởng vật chất.

 Nghệ thuật quản lý nhân viên

Nhà quản lý tài ba

  • Để trở thành nhà quản lý “tài ba”, điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy tự tin vào khả năng và tâm huyết của mình. Thực tế bạn cần cả chữ “tâm” và “tài” trong công tác quản lý. Hãy lãnh đạo nhân viên của mình với bằng sự thông minh quyết đoán của cái đầu lạnh và trái tim nóng ấm áp.
Mã xác nhận:
captcha